Monday, March 2, 2015

Bộ trưởng Y tế: 'Cứu người là lẽ sống'

- Năm 2014 ngành y tế có nhiều chuyển biến nổi bật, thành tựu nào khiến Bộ trưởng hài lòng nhất?

batien-2109-1425002945.jpg

Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến. Ảnh: Dương Ngọc.

- Năm vừa qua, ngành y tế đã đạt được một số thành tựu nhưng cũng có không ít khó khăn. Đáng nhớ nhất đó là những nỗ lực giảm tải bệnh viện. Lần đầu tiên có 15 bệnh viện tự nguyện cam kết không để bệnh nhân nằm ghép.

Bên cạnh đó, ngành cũng đẩy mạnh hoạt động của đường dây nóng với 3 cấp: huyện, tỉnh và trung ương để lắng nghe, giải quyết những phàn nàn của người dân về thái độ nhân viên y tế, quy trình khám chữa bệnh. Với gần 99.000 cuộc gọi trong một năm, đã có hơn 6.800 cán bộ bị nhắc nhở, gần 120 người bị cắt thi đua, 10 người bị thôi việc hoặc cách chức…

Bộ mặt khoa Khám bệnh, công tác khám chữa bệnh đã có nhiều chuyển biến. Tại nhiều bệnh viện, số bàn khám tăng lên gấp đôi, thời gian chờ đợi khám trung bình đã giảm đi 50 phút. Quy trình khám bệnh cũng giảm từ 12 xuống còn 4-5, từ 9 chữ ký xuống còn 4…

Chúng ta đã xây dựng và phát triển mạng lưới y tế rộng khắp toàn quốc, với gần 500.000 cán bộ y tế từ trung ương đến tận thôn bản. Công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu đã được đổi mới, mở rộng đến tuyến xã, thí điểm thực hiện quản lý một số bệnh mạn tính như hen, tăng huyết áp tại cộng đồng, góp phần giảm tải cho tuyến trên.

- Điều gì khiến Bộ trưởng còn trăn trở?

- Ngành y là một ngành đặc biệt, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người bệnh, dù hết sức cố gắng nhưng cũng không tránh khỏi những tai biến vượt ngoài khả năng của y học, kể cả tại những nước có trình độ y học phát triển.

Bên cạnh đó, nhiều năm không được đầu tư xây mới, trong khi nhu cầu khám bệnh của người dân tăng lên dẫn đến tình trạng trạng quá tải trầm trọng ở bệnh viện tuyến trung ương, tuyến tỉnh. Số giường bệnh hiện nay thấp hơn nhiều so với quy định.

Ngân sách Nhà nước đầu tư cho y tế không đủ nên phải thực hiện xã hội hóa hoạt động y tế, điều này dễ dẫn đến tình trạng lạm dụng xét nghiệm, lạm dụng việc sử dụng kỹ thuật cao không cần thiết. Một bộ phận nhỏ cán bộ y tế chạy theo cơ chế thị trường đã vi phạm quy chế chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp, để xảy ra sai sót ảnh hưởng tới người bệnh.

Giá dịch vụ thấp trong thời gian dài (17 năm) dù đã điều chỉnh 3/7 yếu tố cấu thành nhưng vẫn chưa được tính đúng, tính đủ. Thêm vào đó là tình trạng quá tải bệnh viện và thái độ, ứng xử chưa đúng mực của một bộ phận nhỏ nhân viên y tế đã dẫn đến chất lượng dịch vụ chưa đáp ứng yêu cầu của người dân.

bt1-9765-1425000277.jpg

Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đến thăm trẻ mắc sởi tại Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội - một trong những điểm nóng trong in decal vụ dịch sởi bùng phát đầu năm 2014. Ảnh: N.Phương.

- Để giảm tải thành công thì một trong những nhiệm vụ quan trọng là nâng cao chất lượng nhân lực y tế tuyến dưới. Vậy Bộ đã làm gì để có thầy thuốc giỏi làm việc ở tuyến dưới?

- Bộ đã đổi mới việc nâng cao năng lực cho cán bộ y tế cơ sở thông qua việc triển khai Dự án thí điểm bác sĩ trẻ tình nguyện về công tác tại miền núi, vùng sâu, biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn (ưu tiên 62 huyện nghèo); đồng thời thực hiện chế độ luân phiên có thời hạn đối với người hành nghề tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Việc triển khai đào tạo, chuyển giao kỹ thuật theo gói dịch vụ y tế của Đề án 1816 vẫn được đẩy mạnh, trong đó tập trung chuyển giao cho tuyến dưới trọn gói kỹ thuật theo nhu cầu và năng lực tiếp nhận của tuyến dưới.

Bộ Y tế cũng sẽ ưu tiên xây dựng các chính sách phòng bệnh, chăm sóc sức khỏe ban đầu; phát huy vai trò của cô đỡ thôn bản trong việc tuyên truyền về chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em, góp phần giảm tử vong mẹ, tử vong trẻ sơ sinh.

- Bức tranh ngành y tế trong năm 2015 sẽ có những thay đổi như thế nào?

- Thời gian tới, số giường bệnh sẽ tăng lên nhiều nên chắc chắn tình trạng giảm tải ở tuyến trung ương sẽ có chuyển biến rõ rệt. Các bệnh sẽ được đầu tư nâng cấp, mở rộng cơ sở hạ tầng, xây mới để tăng thêm giường bệnh cho các chuyên khoa ung bướu, ngoại - chấn thương, tim mạch, sản và nhi - những khoa đang quá tải trầm trọng. Đến năm 2015, số giường bệnh sẽ tăng ít nhất 7.150.

Cùng với đó, chúng tôi sẽ tăng cường xây dựng bệnh viện vệ tinh tuyến tỉnh. Mô hình bác sĩ gia đình cũng được thí điểm ở 8 tỉnh, sắp tới sẽ là 10 tỉnh.

Ngành cũng sẽ tiếp tục nâng cao trình độ chuyên môn, trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ y tế nhằm thay đổi căn bản tinh thần, thái độ của các nhân viên y tế đối với người bệnh theo hướng "Lấy người bệnh làm trung tâm của hoạt động chăm sóc và điều trị". Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp, kiên quyết đưa ra khỏi ngành những cán bộ không đủ phẩm chất đạo đức và trình độ chuyên môn.

Lộ trình để giải quyết cơ bản vấn đề nằm ghép được đưa ra đến năm 2020. Chúng tôi nghĩ có tính khả thi nhưng đó là sự nỗ lực không chỉ riêng ngành y tế mà của cả xã hội, trong đó có vấn đề đầu tư cơ sở hạ tầng, phân bổ nguồn lực, cải cách giá dịch vụ y tế… Để thực hiện, Bộ Y tế có sự chỉ đạo từ in decal giá rẻ cuối năm 2014, những bệnh viện trực thuộc bộ đã phải nỗ lực để có những cam kết, sau đó là những bệnh viện tuyến cuối, đặc biệt là TP HCM và những bệnh viện tỉnh.

- Bộ trưởng nhắn nhủ gì với những cán bộ trong ngành?

- Rất nhiều thầy thuốc nước ta có y thuật cao, giàu tinh thần trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp, ngày đêm tận tuỵ quên mình vì sức khoẻ của nhân dân. Nhiều thầy thuốc đã tình nguyện hiến những giọt máu quý giá để cứu chữa người bệnh; có người đã giúp đỡ tiền cho bệnh nhân, có người còn khám bệnh và cấp thuốc miễn phí cho dân nghèo… Hằng ngày, hằng giờ, các y, bác sĩ tiếp xúc với những cơ thể bệnh tật, những gương mặt đau đớn, lo âu, tuyệt vọng; những máu, mủ với đủ thứ vi trùng, virus. Tuy nhiên, khi vào ca trực họ sẵn sàng thức thâu đêm suốt sáng đứng bên bàn mổ, thần kinh căng thẳng nhiều giờ liền…

Mặc dù ở đâu đó vẫn còn có tiếng than phiền về tinh thần phục vụ của một bộ phận nhỏ thầy thuốc - người đã không giữ được mình trước những tác động của cơ chế thị trường, đã quên lời thề Hippocrates và lời Chủ tịch Hồ Chí Minh dạy. Đó chỉ là con số rất nhỏ so với trăm nghìn cán bộ y tế đang ngày đêm thầm lặng làm việc.

Dù xã hội có nhìn nhận thế nào thì ngành y tế vẫn luôn thực hiện đúng nghĩa vụ của mình là cứu chữa cho người bệnh, chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Đã tự nguyện theo nghiệp làm nghề y thì cứu người là lẽ sống. Chúng tôi luôn động viên các anh, chị em trong ngành vượt lên những khó khăn, bức xúc để xứng đáng với vị trí đặc biệt của nghề nghiệp. Chúng tôi tin tưởng rằng đó là cách tốt nhất để hoàn thành nhiệm vụ khó khăn được giao và để mỗi người dân thông cảm, chia sẻ hơn với ngành y tế.

Nam Phương thực hiện

in băng rôn

No comments:

Post a Comment