Wednesday, September 3, 2014

Mít tiêm hoa chất, EVN sẽ đền bù

Một tuần nữa lại đã qua, câu chuyện thực phẩm an toàn và các vụ người tiêu dùng cần phải lo ngại vẫn liên tục xảy ra như cuộc sống này vẫn luôn vậy. Tuy nhiên, các vụ viêc liên quan tới thực phẩm bẩn, độc tuần qua có vẻ giảm hơn cùng kỳ các tuần trước trên các phương tiện truyền thông. Và nếu chúng tôi là cơ quan quản lý, có thể đã cho vào báo cáo tuần rằng “đấy là thành tích đáng ghi nhận, khích lệ, là nỗ lực vượt bậc của các ngành chức năng nhằm đảm bảo cho người dân có bữa ăn an toàn”. Nhưng theo đánh giá chủ quan của người viết, tuần qua thời tiết nửa đầu tuần nắng như đổ lửa, nửa cuối tuần lại mưa mát lạ kỳ, thành ra nhiều người đổ bệnh, và trong đó không ít là phóng viên, nên việc đi lấy tin viết bài về các vụ việc thực phẩm bẩn cũng bị hạn chế, làm loại tin này giảm đáng kể trên các mặt báo. Nhưng tất nhiên là không thể không có. Mít xanh non bị tiêm hóa chất Trung Quốc để thúc chín Tờ Dân Việt dẫn lời ông Nguyễn Xuân Hồng, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực thám tử tư sài gòn vật (Bộ NN&PT-NT) cho biết, cách đây một thời gian đã rộ lên thông tin mít (và một số loại trái cây khác) được tiêm hóa chất để kích thích chín ép và Cục đã tiến hành kiểm tra, phát hiện hóa chất được sử dụng là ethaphon. Loại thuốc Trung Quốc được bán tràn lan dùng để ủ chín hóa quả, tiêm cho mít non nhanh chín. Ảnh: DV. Theo Bí quyết làm đẹp ông Hồng, tại Việt Nam ethaphon chưa được phép sử dụng để làm chín trái cây,
thuoc-lam-chin-mit-non-Phunutoday.vn.jpg
tuy nhiên, bản chất của loại hóa chất này là “an toàn” nếu dùng với liều lượng nhỏ! “Việc chưa được phép sử dụng không đồng nghĩa với việc chất đó là độc hại. Các Hội đồng khoa học của Bộ hiện đang đề xuất thực hiện mấy đề tài nghiên cứu ủ trái cây bằng hóa chất để đưa việc này vào diện quản lý”, ông Hồng nói. Theo ý này của ông Hồng, thì trong tương lai chúng ta sẽ không còn được ăn hoa quả chín tự nhiên nữa, mà tất cả đều được ủ một loại hóa chất nào đó, và tất nhiên hóa chất đó “an toàn”. Dẫu các nhà khoa học vẫn luôn nói rằng, đã là hóa chất thì dù thế nào cũng không bao giờ an toàn tuyệt đối. Bộ Y tế: Nguy cơ ngộ độc vì gừng Trung Quốc không cao Như vậy, hai Bộ chính kiểm soát chất lượng thực phẩm đã đồng loạt lên tiếng về gừng Trung Quốc an toàn, người dân yên tâm ăn tiếp, chết biết liền. Qua vụ việc này cũng phải ghi nhận sự phối hợp hài hòa, chặt chẽ giữa Nông nghiệp và Y tế, để có thể đưa ra kết quả sớm tránh gây hoang mang cho người tiêu dùng. Cụ thể, tuần qua, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã có kết luận về nguy cơ mất an toàn thực phẩm của gừng Trung Quốc. Cục này đã lấy 5 mẫu gừng Trung Quốc để kiểm tra, kết quả đều không có dư lượng độc chất aldicarb. Cục An toàn thực phẩm nhận
quan-ly-gia-xang-dau-Phunutoday.vn
định: Nguy cơ mất an toàn thực phẩm của gừng Trung Quốc hiện có trên thị trường Việt Nam là không cao. Biết là các Bộ nói an toàn, tin hay không tùy quý vị, và quý vị hãy là “người tiêu dùng thông thái”, hãy biết chọn thực phẩm sạch để gia đình có bữa ăn an toàn, chứ đừng có cái tính ỷ lại cho cơ quan chức năng. Còn thực phẩm sạch ở đâu ư, chưa cơ quan nào nói, nhưng người viết xin mách nhỏ quý vị nhé, đơn giản thôi, hãy lấy thùng xốp, bỏ đất và mua hạt giống về trồng, tự chăm mà ăn, chỉ có cách đấy mới có hy vọng được ăn sạch thôi. Mất điện, Chính phủ yêu cầu báo cáo, EVN có thể đền Khẳng định sự cố mất điện 22 tỉnh miền Nam “lớn và chưa từng có từ trước tới nay”, gây hậu quả rất lớn về kinh tế, xã hội, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam cho biết Chính phủ đang yêu cầu Bộ Công thương, ngành điện báo cáo, xem xét trách nhiệm liên quan đến sự cố. Ông Đặng Hoàng An, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) cho hay, các cơ quan chức năng đang xem xét bồi thường thiệt hại cho cá nhân, doanh nghiệp bị thiệt hại do sự cố trên gây ra. Còn đền bù thế nào, theo ông An, đã nằm hết trong quy định, pháp quy… Còn quy định, pháp quy thế nào thì khách hàng hãy tự tìm hiểu, tự đọc đi, mang cái tiếng mỗi người Việt chỉ đọc bình quân 0,8 cuốn sách một năm mà không thấy nhục hay sao? Chẳng qua ông An muốn người dân chúng ta chịu khó tìm đọc nhiều hơn thôi, quy vị nên cảm ơn ông vì điều đó. Lại xin tăng giá xăng dầu Không hiểu sao, các kỳ họp Quốc hội trước giá xăng dầu giảm, tới các đai biểu cũng lấy đó làm lạ kỳ, và phải thắc mắc trước nghị trường. Ấy thế mà kỳ họp này xăng dầu lại không giảm, thậm chí các doanh nghiệp lại còn xin tăng giá mới la chứ, hay các doanh nghiệp tự ái vì câu nói của đại biểu kỳ họp trước “cứ Quốc hội họp là xăng dầu giảm giá”, nên lần này xin tăng cho biết mặt.   Ngày 29/5, tờ Dân Việt dân tin từ Tổ điều hành thị trường xăng dầu cho biết, sau khi thuế xăng dầu được hạ từ 19% xuống 18%, các doanh nghiệp đầu mối lại tiếp tục kiến nghị tăng giá vì cho rằng kinh doanh vẫn đang bị lỗ gần 300 đồng/lít xăng. Các doanh nghiệp lại xin tăng giá xăng dầu. Còn theo Tổ điều hành thị trường xăng dầu, doanh nghiệp xăng dầu hiện đang lỗ từ 150-200 đồng/lít xăng, với dầu còn lỗ nặng hơn. Ngay sau đó Liên Bộ Tài chính – Công thương có công văn đề nghị các doanh nghiệp xăng dầu đầu mối không tăng giá, giữ ổn cong dung cua dau dua định giá bán và sử dụng Quỹ bình ổn. Tổng rà soát tiêm chủng trên toàn dich vu bao ve quốc Trước hàng loạt các sự cố liên quan tới tiêm chủng vắc xin, tuần vùa qua Bộ Y đã có văn bản chỉ đạo thanh tra toàn diện việc tiêm chủng trên toàn quốc, và Thanh tra Bộ sẽ thực hiện ngay việc này. Trong đó, chú trọng các điểm tiêm dịch vụ. Đình chỉ ngay các cơ sở tiêm chủng dịch vụ nếu phát hiện có vi phạm quy định chuyên môn, để xảy ra sai sót trong quá trình tiêm chủng... Phát hiện bệnh nhân H7N9 kháng thuốc     Theo một nghiên cứu đăng trên tạp chí The Lancet ngày 28/5, đã có ít nhất ba bệnh nhân nhiễm virus H7N9 ở Trung Quốc có biểu hiện kháng thuốc Tamiflu (oseltamivir) và các thuốc tương tự, hai người trong số này hiện đã tử vong. Nghiên cứu do các nhà khoa học từ Thượng Hải và Hong Kong thực hiện. Họ đã theo dõi 14 bệnh nhân nhiễm H7N9 được đưa đến Trung tâm Y tế công cộng Thượng Hải từ ngày 4 đến 20/4/2013. Tất cả đều được điều trị bằng các thuốc oseltamivir hoặc peramivir. Kết quả có 11 người trong số này đáp ứng với phác đồ điều trị và có chỉ số virus H7N9 giảm, ba người còn lại không giảm bệnh, thậm chí chỉ số virút ở họ lại tăng cao, buộc các bác sĩ phải sử dụng máy hỗ trợ hô hấp nhưng hai người đã tử vong. Kết quả kiểm tra gen sau đó cho thấy virus H7N9 ở ba bệnh nhân này đã biến thể và kháng lại các loại thuốc chống virus. “Nghiện” điện thoại thông minh dễ cáu gắt Một nghiên cứu gần đây tại Hàn Quốc cho thấy, những trẻ vị thành niên sử dụng nhiều điện thoại thông minh dễ bị rối loạn hành vi hơn (biểu hiện như giảm tập trung, cáu gắt) so với những trẻ ít dùng. Trong số 67% trẻ lứa tuổi từ 5-19 sử dụng điện thoại thông minh tại Hàn Quốc có 12% trong số đó có hành vi bất thường sau khi ngưng dùng điện thoại thông minh, 9,3% xung đột với bố mẹ, 9% xem hình ảnh khiêu dâm. Chả trách gì tại Việt Nam, tỷ lệ trẻ vị thành niên phạm tội lắm thế, thậm chí người lớn dùng có khi cũng bị ảnh hưởng, nên mới có chuyện ra tòa bỗng dưng phát rồ, phát điên, hóa dại để được giảm án, thoát án. Nếu cứ tiếp tục thế này thì rồi Việt Nam sẽ có tỷ lệ bệnh viện tâm thần nhiều hơn các lọai bệnh viện đa khoa và chuyên khoa khác. Các chuyên gia đề nghị các bác sĩ nên khuyên phụ huynh có trách nhiệm và can thiệp dù có thể khó khăn, cần thiết thì đưa ra điều lệ cho việc sử dụng phương tiện này. Phạm Thanh

No comments:

Post a Comment