Chuyện tình 'trong như suối' của đôi trai gái Thái cưới nhau trong bệnh viện
Hà Thị Hom xúc động ứa nước mắt khi được chồng dẫn vào "phòng cưới" được tổ chức ngay trong Bệnh viện Bạch Mai. 5 chuyện tình tiếp thêm sức mạnh cho những ai đang yêu
Chuyện tình lãng mạn của VĐV khuyết tật giàu nghị lực cầu thang sắt đẹp Chuyện tình không-lãng-mạn của cặp đôi 34 lần hiến máu tình nguyện 7 chuyện tình lay động trái tim của các bệnh nhân ung thư cổng sắt Bạn muốn chia sẻ những câu chuyện, cảm xúc về tình yêu, hãy liên lạc với Tiin qua email: gioitre@tiin.vn. Chúng tôi sẽ liên hệ và đăng tải những câu chuyện thú vị và vô cùng ý nghĩa vào thứ 2 hàng tuần. Các cặp đôi sẽ được Tiin tặng một bộ ảnh đôi thật đẹp và quay những clip ý nghĩa nhất. Hãy cùng Tiin nói lời yêu thương, dệt nên những bản tình ca tuyệt vời nhất! Câu chuyện tình yêu tuần này xin giới thiệu tới độc giả mối tình đẹp và đầy nghị lực của cặp đôi Hà Thị Hom và Hà Văn Thơm (dân tộc Thái ở Văn Chấn, Yên Bái). Mấy ngày qua, câu chuyện hi hữu về cô gái phát hiện bệnh ngay trước ngày cưới và chàng trai luôn sát cánh bên bạn gái, cùng đám cưới giản dị tại Viện Tim mạch, Bệnh viện Bạch Mai nhanh chóng thu hút sự quan tâm của
truyền thông và đông đảo cư dân mạng. Dẫu vậy, chuyện tình của họ từ lúc yêu, hò hẹn, quyết định kết hôn... vẫn là bí ẩn với nhiều người. Đôi trai gái ấy chính là Hà Thị Hom và Hà Văn Thơm. Chúng tôi đã gặp cặp đôi này trong những ngày Hom đang được điều trị đặc biệt tại BV Bạch Mai, bên cạnh là người chồng trẻ ngày đêm lo lắng trông nom để chuyển tới bạn đọc trọn vẹn câu chuyện nên thơ và cảm động của họ. Chuyện tình 'chị-em' giữa núi rừng Tây Bắc Cuối năm 2012, chàng trai chân chất Hà Văn Thơm (SN 1991 ở xã Hạnh Sơn, huyện Văn Chấn) tình cờ gặp được Hà Thị Hom (SN 1987 ở xã Phúc Sơn, Văn Chấn) trong một lần đi chơi cùng bạn. Nhà chàng và nàng chỉ cách nhau 2 cây số nhưng cách trở núi đồi nên họ chưa hề biết về nhau, chưa một lần trò chuyện. Vào lần gặp đầu tiên ấy, Thơm đã thấy cảm mến người chị hơn mình 4 tuổi này. Chẳng màng đến chuyện người con gái kia nhiều tuổi hơn, anh chàng đã chủ động nói chuyện và xin địa chỉ. Tuy nhiên, vì ngần ngại nên sau hôm đó Thơm không liên lạc ngay. Chú rể Hà Văn Thơm (Ảnh: Việt Hùng) Thời gian sau, Thơm cũng lấy hết dũng cảm để đến nhà Hom chơi. Theo quan niệm thue tham tu của người Thái quê Hom, cứ mỗi tối con gái thường phải ở lại trong nhà, không được tự do đi ra ngoài chơi, nhất là đi với con trai. Bởi thế, khi "cậu em" Thơm đến chơi, hai người chỉ ngồi bên bếp lửa bập bùng mà bẽn lẽn chuyện trò. Ở những vùng xa xôi như Văn Chấn, Yên Bái, điện thoại và sóng điện thoại trước đây là điều xa xỉ, hiếm hoi. Nhưng thật may trong thời gian gần đây, trạm phát sóng Viettel đã vươn tới từng bản làng và đó cũng chính là cầu nối cho tình yêu của cặp đôi người Thái này. Mỗi ngày, những lúc thức dậy hoặc tranh thủ lúc rảnh rỗi sau khi làm đồng về, Thơm lại nhắn tin, gọi điện cho Hom. Nhiều đêm trước khi đi ngủ, hai người trò chuyện với nhau hàng giờ liền mà không biết chán. Hơn một tháng sau ngày gặp gỡ, bất ngờ Thơm phải đi công chuyện mấy ngày, không đến nhà Hom thường xuyên được. Và chính trong những ngày xa cách ấy, anh cảm thấy trái tim mình đã thực sự thuộc về người con gái hơn tuổi ấy. Tình yêu đến với họ tự nhiên và trong sáng như dòng suối mát lành, chẳng có lời bày tỏ hoa mỹ nào, chỉ cần trong lòng thấy thuộc về nhau, thế là đủ. Giây phút hạnh phúc của Thơm và Hom (Ảnh: NVCC) “Lúc mới gặp nhau mình chào Hom bằng chị. Nhưng chỉ sau một tuần, cả hai cảm thấy gọi như thế không tiện nói chuyện nên gọi nhau là bạn bè. Lúc yêu nhau, chúng mình chuyển cách xưng hô sang anh em nhưng mà ngượng lắm.
Phải vài tháng sau thì cả hai mới dần quen” - Thơm ngập ngừng khi nói về cách xưng hô của cả hai lúc mới quen nhau. Cú sốc trước ngày cưới Chênh nhau tới 4 tuổi nên lúc biết hai người yêu nhau, nhiều người dân trong bản và bạn bè đều bàn tán, lời ra hang rao sat dep tiếng vào. Họ không tin rằng Hom và Thơm yêu nhau thực sự và càng không tin đôi trẻ có thể vượt qua mọi khó khăn để đến với nhau. Tuy nhiên, với Thơm thì “chuyện ít hay nhiều tuổi hơn nhau không quan
trọng, cần nhất là lòng mình cảm thấy yêu thương, gắn bó và nguyện bên nhau suốt đời”. Thật may vì gia đình Thơm không phản đối quyết liệt chuyện tình cảm này bởi trong mắt họ, Hom dù nhiều tuổi hơn nhưng vẫn rất trẻ trung và quan trọng là Hom là cô gái nết na, chăm chỉ. Vào tháng 2/2014, sau khi họp bàn, gia đình tổ chức đám hỏi cho đôi trẻ và ấn định tổ chức lễ cưới vào ngày 23/4. Thế nhưng, thật trớ trêu, một cú sốc bất ngờ ập đến... Ngày 19/4, khi có đoàn bác sĩ tim mạch từ Hà Nội lên Văn Chấn khám miễn phí, Thơm đưa Hom đi khám với ý nghĩ xem tình hình sức khỏe có ổn không, chứ chẳng hề nghĩ tới bệnh tật gì nặng. Vậy mà sau cùng, bác sĩ kết luận trong tim của Hom có một khối u nhày. Tuy là u lành nhưng nếu không được mổ sớm thì sẽ gây nguy hiểm. Nghe tin như sét đánh ngang tai, cả Hom và
Thơm đều hoang mang, Hom tỏ ra suy sụp và lo lắng. Nhẫn cưới của vợ chồng Thơm (Ảnh: Việt Hùng) Đáng nói là cú sốc ấy đến bất ngờ khi chỉ còn 4 ngày nữa đám cưới sẽ diễn ra như đã định. Thơm tuy bồn chồn lo lắng nhưng luôn tỏ ra mạnh mẽ để bạn gái yên tâm. Hom nhập bệnh viện huyện ngay hôm đó và đến ngày 21/4, Thơm cùng vợ chuyển đến Viện tim mạch, Bệnh viện Bạch Mai để tiến hành mổ. Sau khi hội chẩn, các bác sĩ xếp lịch mổ cho Hom vào ngày 23/4. Vì đúng là ngày đáng lẽ ra cả hai nên duyên vợ chồng nên Thơm đã xin các bác sĩ lùi mổ lại một ngày. “Nhiều người khác khi biết vợ bị bệnh thường hoãn đám cưới để tập trung chữa trị nhưng mình không muốn làm thế. Phần vì mình đã mời hết anh em, họ hàng, giờ mà báo hủy thì không kịp. Hơn nữa, mình không muốn mang tiếng và làm cho vợ hoang mang” – Thơm nói về quyết định của mình với ánh mắt buồn nhưng đầy kiên quyết. Đám cưới trong bệnh viện: Bác sĩ chúc mừng - bệnh nhân khóc Ngay khi biết ngày 23/4 chính là ngày cưới của đôi vợ chồng trẻ, các y bác sĩ ở phòng C8, viện Tim mạch, Bệnh viện Bạch Mai đã đề xuất tổ chức đám cưới ngay tại phòng Hành chính cho cặp đôi. Cuối giờ chiều, Thơm được các bác sĩ gọi đến thông báo sự việc và khuyên anh cố dìu vợ đến để dự lễ cưới. Các y bác sỹ và bệnh nhân chúc mừng cặp đôi (Ảnh: Tuổi Trẻ) Thơm bồi hồi kể lại: “Khi bước vào phòng, vợ tôi xúc động lắm. Hom chẳng biết nói gì mà chỉ biết khóc. Đám cưới trong bệnh viện chỉ có ít bánh kẹo, trái cây cùng hoa tươi nhưng với chúng tôi thì như vậy đã là quá vui rồi. Y bác sĩ cùng các bệnh nhân khác cũng đến chật kín để chúc mừng. Hôm đó, vợ tôi vui lắm”. Đêm hôm ấy, Hom ngủ rất ngon và sáng hôm sau (24/4) ca mổ diễn ra thành công tốt đẹp. Nguy hiểm đi qua, gian khó vẫn còn phía trước Vốn làm nghề lao động tự do, kinh tế gia đình còn nhiều khó khăn, Thơm đã vất vả làm việc và dành dụm tiền để tổ chức đám cưới. Nay vợ lại
bị bệnh, khó khăn lại chồng thêm khó khăn. Cô dâu, chú rể trong đám cưới được tổ chức tại bệnh viện (Ảnh: Dân Trí) Người chồng trẻ đã bán hết lợn gà để có tiền đưa vợ xuống Hà Nội và trang trải chi phí ca mổ. Trước khi mổ, Thơm phải đóng trước 40 triệu đồng. Đó là chưa kể chi phí phát sinh và tiền để bồi bổ, hồi phục sức khỏe sau ca mổ. Lúc này, khi anh đang chăm sóc vợ ở bệnh viện thì người nhà phải tất tả ngược xuôi vay mỗi người một ít. Dồn tất cả tiền vào chữa bệnh cho Hom, hàng đêm Thơm không dám thuê nhà trọ mà ngủ ngay tại hành lang bệnh viện. Mùng màn không có, anh kể đêm nào anh cũng bị muỗi đốt. Hai ngày sau khi vợ mổ xong, Thơm chẳng biết bị con gì đốt sưng đỏ cả mắt. Khó khăn là thế nhưng chú rể dân tộc Thái không nản chí hay buồn lòng. Còn người thì còn của, Thơm mong muốn một ngày vợ khỏe hẳn, hai vợ chồng về quê. Thơm sẽ học nghề điện nước rồi mở quán. Vợ sẽ làm nương rồi chăm con. Một cuộc sống sẽ nhiều khó khăn nhưng đầy hạnh phúc vẫn đang chờ phía trước. Thơm mong vợ mau khỏe để hai vợ chồng cùng thực hiện dự định còn dang dở (Ảnh: Việt Hùng)
No comments:
Post a Comment