(Đời sống) - Chiều 3/6, Bộ trưởng Giao thông Vận tải mai vom Đinh La Thăng đã ký kết hợp tác với Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến về chương trình phối hợp công tác y tế nhằm giảm thiệt hại giao thông đường bộ. [links()] Theo đó bản cam kết giữa hai bộ, trong trường trình này, Sở Y tế sẽ phối hợp với Ban an toàn giao thông các địa phương phát tài liệu, tổ chức phố biến kỹ năng cấp cứu cho cảnh sát, thanh tra giao thông, tuần tra viên, lái xe, tình nguyện viên và nâng cao năng lực cấp cứu cho các cơ sở y tế dọc tuyến đường. Các kỹ năng cấp cứu tai nạn giao thông cũng sẽ được đưa vào chương trình đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe. Bộ trưởng Đinh La Thăng phân tích về cái lợi của chương trình này theo số liệu khoa học hẳn hoi. Theo ông, Tổ chức Y tế thế giới đánh giá nếu người tai nạn giao thông được cấp cứu kịp thời sẽ giảm 10% số thương vong, còn Ủy ban An toàn giao thông quốc gia đánh giá sẽ giảm được 30%. Ông khẳng định,
nếu cấp cứu kịp thời thì số người chết sẽ ít đi, người bị thương sẽ giảm, hạn chế đau thương cho mỗi gia đình và xã hội. Tuy nhiên, khi xảy ra tai nạn giao thông, hầu hết các tài xế, lái xe đều rời khỏi hiện trường, hoặc lái xe bỏ chạy vì sợ sẽ bị người nhà của nạn nhân, hoặc người dân hành hung. Vài tháng trước, tài xế Nguyễn Hữu Lộc (ngụ quận Bình Thạnh, TP.HCM) sau khi gây tai nạn giao thông, do sợ người dân đánh nên đã nhấn ga bỏ chạy kéo lê theo chiếc xe máy của nạn nhân một quãng đường dài, khiến chiếc xe bốc cháy và hư hỏng nặng. Người dân bức xúc vì hành vi này đã quyết truy đuổi theo, và khi chiếc xe cháy lan sang ô tô khiến tài xế buộc phải dừng lại đã bị người dân đánh đến phải nhập viện. Hay có những vụ tai nạn giao thông xảy ra trong đêm tối, nơi vắng người, vùng sâu vùng xa, những kẻ gây tai nạn sẽ nhanh chóng tìm cách thoát thân và lảng tránh trách nhiệm, nạn nhân không được cấp cứu kịp thời. Lái xe không muốn cứu người hay không biết sơ cứu Chuyện gây tai nạn rồi bỏ trốn đã trở thành chuyện "thường ngày ở huyện" của cánh lái xe, do lo sợ thực sự cũng có, mà do vô cảm, thờ ơ trước tính mạng của người khác cũng có. Và câu cửa miệng họ thường trả lời trước cơ quan công an là sợ bị người nhà đánh đập. Nhưng Bí quyết giảm cân thực chất nỗi lo sợ của họ cũng chỉ một phần mà vì lòng vô cảm đang ngày càng xâm lấn vào trái tim của họ. Với chương trình hợp tác mới này, nếu chương trình đi vào thực tế sẽ thực sự có lợi nhưng liệu Bộ Giao thông có thể đảm bảo cho người gây tạn nạn không bị đánh khi họ xuống xe sơ cứu người bị nạn. Dù hành động đánh, xâm phạm tài sản người gây tai nạn bị phạt đến 7 triệu đồng nhưng việc phạt được người đánh cũng khó. Giả sử mối lo ngại này của cánh lái xe được giải quyết bằng hình thức trên thì bệnh vô cảm thấy chết không cứu của phần lớn cánh lái xe hiện nay sẽ được Bộ Giao thông xử lý như thế nào. Có nên mở một lớp dạy đạo đức về lòng người và cái lợi của việc cứu người khi gặp tai nạn. Lái xe cũng là một con người thậm chí hoàn toàn đủ sức khỏe để sơ cứu một người bị nạn, đưa người bị nạn vào lề đường, ra khỏi gầm xe hay hô hấp, bóp chân tay lưu thông khí huyết cho người gặp nạn nhưng người ta thờ ơ với việc của người khác. Đây không phải là vì lo sợ bị đánh mà vì họ đã bị vô cảm hóa. Một phần cau thang do lỗi nghề nghiệp, một phần tâm lý sợ hãi trách nhiệm nhưng một phần vì lòng người đã không còn đủ ấm như trước. Người lái xe không biết cứu người đành chấp nhận nhưng không lẽ họ làm nghề này mà không biết đến câu cửa miệng gọi 115. Thiết nghĩ, Bộ Giao thông và Bộ Y tế kết hợp chương trình giúp lái xe học cách cấp cứu người tai nạn thì nên mở lớp chữa bệnh vô cảm trước khi đào tạo cứu người. Khánh Ngọc
No comments:
Post a Comment