Monday, May 19, 2014

Ký ức đặc biệt trong ’Màu tím hoa sim’

Nhà thơ Hữu Loan giờ đã đi về cõi vĩnh hằng. Sau những năm tháng nhiều thăng trầm, sóng gió của cuộc đời mình, ông đã được bình yên mãi mãi. Nhưng những người ở lại, như Trung tướng Phạm Hồng Cư, như nhiều độc giả yêu mến bài thơ “Màu tím hoa sim” sẽ còn nhớ mãi câu chuyện về người trai thời chiến với “người em gái nhỏ hậu phương” – một câu chuyện tình đẹp nhưng buồn bã ở miền quê xứ Thanh năm ấy. [links()] Một mối tình buồn màu sim tím Từ khi Lê Đỗ Thị Ninh còn bé, bà Tham Kỳ đã có ý gả Lê Đỗ Thị Ninh cho Hữu Loan. Biết được ý định đó của cha mẹ, lại mến sự thông minh và tính cách khảng khái của Hữu Loan, nên dường như ngày từ bé, cô Lê Đỗ Thị Ninh đã coi Hữu Loan như người thương của mình. Vì vậy, cái lần đón Hữu Loan trở về sau nhiều năm không gặp, cô đã có sự e ấp, ngượng ngùng của một thiếu nữ vừa chớm biết yêu. Tuy nhỏ tuổi nhưng Lê Đỗ Thị Ninh cũng sớm bộc lộ khí chất của mình. Trung tướng Phạm Hồng Cư Trong phong trào Tuần lễ Vàng, khi nghe Hữu Loan đứng lên đọc một bài diễn văn kêu gọi đầy xúc động, Lê Đỗ Thị Ninh đã bước lên phía trước và tháo chiếc vòng vàng trên tay để tặng cho chính phủ. Tuy đã có tình cảm với Lê Đỗ Thị Ninh, nhưng nghĩ về khoảng cách tuổi tác nên khi đó Hữu Loan không hề dám mơ tưởng chuyện xa xôi hơn. Ông tiếp tục rời Thanh Hóa đi kháng chiến, làm chính trị viên tiểu đoàn ở Đại đoàn 304 của Tướng Nguyễn Sơn. Trong số những người cùng đơn vị của ông ngày ấy có một người là họ hàng với gia đình ông bà Tham Kỳ. Ông bà Tham Kỳ đã Hot Girl Chi Pu nhờ người em họ này gián tiếp gợi ý với Hữu Loan về ý định vun vén của ông bà cho Hữu Loan và con gái mình. Được sự đồng ý của gia đình ông bà Tham Kỳ, Hữu Loan trở về Thanh Hóa làm đám cưới. Đám cưới của Hữu Loan và Lê Đỗ Thị Ninh diễn ra vào ngày 6/2/1948. Trung tướng Phạm Hồng Cư kể, tuy là con gái gia đình giàu có, nhưng em gái ông lại tổ chức một đám cưới hết sức giản dị. Lẽ ra với điều kiện của gia đình, Lê Đỗ Thị Ninh có thể có một đám cưới long trọng hơn, nhưng khi Hữu Loan ở đơn vị về, biết thời gian ông được nghỉ phép không lâu, lại không muốn tổ chức rườm rà, cô gái 17 tuổi Lê Đỗ Thị Ninh nói với chồng chưa cưới: “Quan trọng là mình thương nhau”. Vì thế trong ngày cưới, cô “không đòi may áo mới”, mà chỉ mặc chiếc áo vải vẫn mặc ngày thường. Trong đám cưới ấy, Hình Nền Hoa Đẹp vật trang trí sang trọng nhất là một bình hoa cưới, với những bông hoa sim tím mà cô dâu yêu thích được hái về từ trên đồi. Lê Đỗ Thị Ninh rất trân trọng nhà thơ Hữu Loan. Cô vẫn gọi đùa Hữu Loan là “anh chồng độc đáo”. Hình ảnh cô dâu “cười xinh xinh bên anh chồng độc đáo” sau này trở thành một trong những ký ức đẹp nhất cuộc đời nhà thơ Hữu Loan. 2 tuần nghỉ phép sau ngày cưới, Hữu Loan quay trở lại đơn vị. Trước ngày ông đi, người vợ trẻ của ông đã dành trọn một đêm may lại cho chồng tấm áo. Không ngờ đó là lần cuối cùng cô được may áo cho người chồng mới cưới của mình. 3 tháng sau, vào một buổi chiều không thể buồn hơn buổi chiều hôm ấy, Hữu Loan nhận được tin người vợ mới cưới của ông đã qua đời. Lê Đỗ Thị Ninh – người vợ trẻ của ông đã mất khi đi giặt ở con sông ven thôn Thị Long. Ngày hôm đó nước lũ từ trên núi tràn về. Vì cố với một chiếc áo bị trôi ra giữa dòng mà người con gái trẻ tuổi mới sống cuộc đời làm vợ chưa lâu ấy đã chết đuối. Nhà thơ Hữu Loan trở thành góa vợ chỉ sau ngày cưới ít lâu. Ngày về viếng mộ người vợ trẻ của mình, Hữu Loan đã lấy chiếc bình hoa ngày cưới để làm bình hương cắm hoa lên mộ vợ. Sau này ông vẫn thường hay về đồi sim ở Thanh Hóa, nơi ông có những kỉ niệm đẹp thời xa xưa với người vợ hiền của mình, để nhớ về một bóng hình người thương đã mãi là hoài niệm. Bài thơ “Màu tím hoa sim” – được Hữu Loan viết ra chỉ trong 2 tiếng đồng hồ. Bài thơ giản dị, câu từ mộc mạc, nhưng man mác nỗi buồn mất mát của ông khi mất đi người phụ nữ của cuộc đời mình. Có lẽ chính vì cảm xúc thực sự trong bài thơ ấy, mà bao năm qua, bài thơ vẫn làm xúc động bao thế hệ độc giả, cũng là bài thơ được phổ nhạc nhiều nhất với 7 lần được các nhạc sĩ phổ nhạc thành những bài hát khác nhau. Nhà thơ Hữu Loan giờ đã đi về cõi vĩnh hằng. Sau những năm tháng nhiều thăng trầm, sóng gió của cuộc đời mình, ông đã được bình yên mãi mãi. Nhưng những người ở lại, như Trung tướng Phạm Hồng
Trung tướng Phạm Hồng Cư
Cư, như nhiều độc giả yêu mến bài thơ “Màu tím hoa sim” sẽ còn nhớ mãi câu chuyện về người trai thời chiến với “người em gái nhỏ hậu phương” – một câu chuyện tình đẹp nhưng buồn bã ở miền quê xứ Thanh năm ấy. Màu tím hoa sim Nàng có ba người anh đi bộ đội Những em nàng Có em chưa biết nói Khi tóc nàng đang xanh. Tôi người vệ quốc quân Xa gia đình Yêu nàng như tình yêu em gái Ngày hợp hôn Nàng không đòi may áo cưới Tôi mặc đồ quân nhân Đôi giày đinh Bết bùn đất hành quân Nàng cười xinh xinh Bên anh chồng cầu thang độc đáo. Tôi ở đơn vị về Cưới nhau xong là đi Từ chiến khu xa Nhớ về ái ngại Lấy chồng thời chiến chinh Mấy người đi trở lại Lỡ khi mình không về Thì thương Người vợ chờ Bé bỏng chiều quê… Nhưng không chết người trai khói lửa Mà chết người em gái nhỏ hậu phương Tôi về Không gặp nàng Má tôi ngồi bên mộ con đầy bóng tối Chiếc bình hoa ngày cưới Thành bình hương tàn lạnh vây quanh Tóc nàng xanh xanh Ngắn chưa đầy búi Em ơi Giây phút cuối Không được nghe nhau nói Không được trông nhau một lần. Ngày xưa nàng yêu hoa sim tím Áo nàng màu tím hoa sim Ngày xưa Mỗi lần Đèn khuya Bóng nhỏ Nàng vá cho chồng tấm áo Ngày xưa…. Một chiều rừng mưa Ba người anh từ chiến trường Đông Bắc Biết tin em gái mất Trước tin em lấy chồng Gió sớm thu về rờn rợn nước sông. Đứa em nhỏ lớn lên Ngỡ ngàng nhìn ảnh chị Khi gió sớm thu về Cỏ vàng chân mộ chí. Chiều hành quân Qua những đồi hoa sim Những đồi sim dài trong chiều không hết Màu tím hoa sim Tím chiều hoang biền biệt Nhìn áo rách vai Tôi hát trong màu hoa: “Áo anh sứt chỉ đường tà Vợ anh mất sớm, mẹ già chưa khâu…”. Ký ức đặc biệt trong “Màu tím hoa sim” ) Hương Thảo Nguyên

No comments:

Post a Comment